Bể Nước Chữa Cháy – Những Điều Bạn Cần Biết

Khi nhắc đến bể nước chữa cháy, nhiều người vẫn còn bỡ ngỡ về tầm quan trọng của nó trong hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC). Vậy tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Bể nước chữa cháy không chỉ là nơi chứa nước mà còn là “vệ sĩ” bảo vệ an toàn cho tài sản và tính mạng con người. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan và chi tiết về loại bể này nhé!

Các loại bể nước chữa cháy: Nên chọn loại nào cho công trình của bạn?

Khi xây dựng một công trình, hệ thống phòng cháy chữa cháy là yếu tố vô cùng quan trọng. Bể nước chữa cháy đóng vai trò cung cấp nguồn nước dập lửa nhanh chóng, hiệu quả. Hiện nay, có hai loại bể nước chữa cháy phổ biến: bể nước ngầm và bể nước nổi. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng điều kiện và nhu cầu sử dụng khác nhau.

Bể nước ngầm: Ưu điểm và nhược điểm

  • Ưu điểm:
    • Tiết kiệm diện tích: Bể được xây dựng dưới lòng đất, giúp giải phóng không gian trên mặt đất.
    • Bền bỉ: Ít chịu tác động của thời tiết, kéo dài tuổi thọ của bể.
    • Thẩm mỹ: Không làm ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh.
  • Nhược điểm:
    • Khó kiểm tra: Việc kiểm tra, bảo dưỡng bể gặp nhiều khó khăn hơn so với bể nổi.
    • Chi phí thi công cao: Do yêu cầu kỹ thuật cao hơn.
Các loại bể nước chữa cháy: Bể nước ngầm
Các loại bể nước chữa cháy: Bể nước ngầm

Bể nước nổi: Ưu điểm và nhược điểm

  • Ưu điểm:
    • Dễ dàng quan sát và bảo dưỡng: Người dùng có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng nước, phát hiện và khắc phục sự cố.
    • Chi phí thi công thấp hơn: So với bể ngầm.
  • Nhược điểm:
    • Chiếm diện tích: Bể nổi chiếm một phần diện tích trên mặt đất.
    • Dễ bị tác động bởi thời tiết: Nắng mưa có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và tuổi thọ của bể.
Bể nước nổi: Ưu điểm và nhược điểm
Bể nước nổi: Ưu điểm và nhược điểm

Xem Thêm: Cách Xử Lý Và Phòng Chống Cháy Xăng Dầu Hiệu Quả Nhất

Việc lựa chọn loại bể nước chữa cháy phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Diện tích: Nếu diện tích hạn chế, bể ngầm là lựa chọn tối ưu.
  • Yêu cầu thẩm mỹ: Nếu muốn không gian xung quanh được gọn gàng, bể ngầm là phù hợp hơn.
  • Khả năng tài chính: Bể nổi thường có chi phí đầu tư thấp hơn.
  • Điều kiện địa chất: Đối với những khu vực có nền đất yếu, việc xây dựng bể ngầm sẽ phức tạp hơn.

Quy định và tiêu chuẩn

Quy định về bể nước chữa cháy trong các khu dân cư, nhà máy sản xuất và công trình dân dụng như sau:

  • Phục hồi nước dự trữ trong bể không quá từ 14 giờ- 36 giờ
  • Có máy bơm chính và máy bơm dự phòng cung cấp nước cho bể chứa nước phòng cháy chữa cháy. Máy bơm cấp nước tự động hoặc là loại điều khiển bẳng tay. Số lượng máy bơm dự phòng phụ thuộc vào số lượng máy bơm chính. Ví dụ: 3 máy bơm chính vận hành cần ít nhất 1 máy bơm dự phòng
  • Cần 2 bể chứa nếu thể tích nước dự trữ lên tới 1.000m3
  • Thể tích bể chứa dự trữ lượng nước đảm bảo sử dụng tối thiểu trong 1 giờ
  • Có máy bơm tăng áp cho bể chứa nước và két nước áp lực. Bể nước chữa cháy trong các khu công nghiệp có họng nước và thiết bị chữa cháy tự động. Tại các khu dân cư lượng nước dự trữ cung cấp đủ dập đám cháy bên trong và bên ngoài với thời gian khoảng 10 phút
  • Đối với các loại bể chứa nước phòng cháy chữa cháy có áp lực cần trang bị thêm: thiết bị đo mực nước trong bể, thiết bị cảnh báo, thiết bị điều khiển tự động
Quy định và tiêu chuẩn
Quy định và tiêu chuẩn

Thiết kế và xây dựng bể nước chữa cháy

  • Hạng mục thi công tại nhà máy:
      • Bể nước ngầm phòng cháy chữa cháy và hồ nước ngầm phục vụ cho hoạt động sản xuất và xử lý nước thải của nhà máy.
      • Công tác kết cấu bao gồm móng, khung, sàn trên, thép kết cấu, … của bể nước.
      • Hệ thống cấp thoát nước bao gồm mọi công tác kết nối với nguồn cấp nước hiện hữu và  đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp sau khi nước thải đã được xử lý đảm bảo chuẩn nước thải đầu ra của khu công nghiệp.
      • Công tác vệ sinh và bàn giao bể nước trước khi đi vào sử dụng
  • Thời gian thực hiện: trong còng 1 tháng 
  • Chất lượng bể nước và yêu cầu kĩ thuật
    • Tuân thủ đúng thiết kế kỹ thuật của bể nước: Bảo đảm sự bền vững, tính chính xác của các kết cấu xây dựng
    • Bảo dưỡng bê tông
    • Tất cả vật tư thi công đúng yêu cầu thiết kế của chủ đầu tư
Thiết kế và xây dựng bể nước chữa cháy
Thiết kế và xây dựng bể nước chữa cháy

Trong quá trình thi công và bàn giao bể nước, công ty Xây Dựng Chu Du được chủ đầu tư đánh giá cao về:

  • Tổ chức thi công theo đúng quy trình, quy định của ngành và đúng Hồ sơ thiết kế kỹ thuật
  • Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường cho công nhân trong phạm vi thi công.
  • Cập nhật tiến độ theo báo cáo tiến độ hàng ngày, hàng tuần, kịp thời thông báo cho chủ đầu tư mọi trở ngại, phát sinh do điều kiện khách quan để chủ đầu tư nắm và thảo luận, thống nhất cách giải quyết.
  • Vật tư, máy móc thi công và nhân lực đầy đủ và kịp tiến độ theo yêu cầu chung của toàn dự án.
  • Kĩ sư giám sát có trình độ chuyên môn cao, có chứng chỉ đầy đủ, có mặt kịp thời tại công trình để chỉ đạo công tác kĩ thuật và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Xem Thêm: Đèn Exit: Ánh Sáng Cứu Sinh Trong Hệ Thống PCCC

Tính toán thể tích bể nước chữa cháy

Hệ thống tự động

Cường độ phun nước và dung dịch tạo bọt, diện tích bảo vệ bởi 1 sprinkler hoặc diện tích kiểm soát của 1 khóa dễ nóng chảy, khoảng cách giữa các đầu phun hoặc các khóa dễ nóng chảy và thời gian hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước phải lấy theo Bảng 2 – TCVN 7336 : 2021.

Tính toán thể tích bể nước chữa cháy
Tính toán thể tích bể nước chữa cháy
  • Mật độ phun thiết kế yêu cầu: d = 0.08 l/m2
  • Diện tích chữa cháy: S = 120m2
  • Diện tích bảo vệ tối đa của một Sprinkler: s = 12 m2
  • Thời gian phun chữa cháy: t = 30 phút
  • Khoảng cách tối đa giữa các Sprinkler: 4m
  • Lưu lượng yêu cầu tối thiểu của hệ thống:
    Q1 = d x S = 0.08 x 120 = 9,6 (1/s) = 34,56 ~35 (m3/h)
  • Lượng nước tối thiểu cần thiết để chữa cháy trong 30 phút:
    V1= 35 x 0.5 = 17.5 (m3/h)

Hệ thống chữa cháy ngoài nhà

Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài lấy từ trụ nước chữa cháy, tính với nhà cần nước chữa cháy nhiều nhất và tính cho 1 đám cháy được quy định trong bảng 13 – TCVN 2622 : 1995.

Hệ thống chữa cháy ngoài nhà
Hệ thống chữa cháy ngoài nhà
  • Lưu lượng nước cần cho mỗi trụ chữa cháy ngoài trời là q = 5
  • Lưu lượng nước cần thiết cho một giờ :
    Q2 = (q x 360 x n) / 1000 (m3/h) = 5 x 3600 / 1000 = 18 (m3/h)
  • Lượng nước tối thiểu cần thiết để chữa cháy trong 3h
    V2 = 18 x 3 = 54 (m3)

Trường hợp không thể lấy nước trực tiếp từ nguồn cung cấp nước được hoặc lấy trực tiếp từ đường ống cấp nước đô thị nhưng không thường xuyên đảm bảo lưu lượng và áp suất thì phải có biện pháp dự trữ nước để chữa cháy. Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải tính toán căn cứ vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 giờ.

Số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà và lượng nước của mỗi họng được quy định tại Bảng 14 – TCVN 2622 : 1995

  • Số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong: 1 họng. 
  • Lưu lượng nước tối thiểu của mỗi họng là q = 2,5 l/s.
  • Lưu lượng nước cần thiết cho một giờ:
    Q3 = (q x 360 x n) / 1000 (m3/h) = 2,5 x 3600 x 1 / 1000 = 9 (m3/h)
  • Lưu lượng nước cần thiết cho 3 giờ: V3 = 9 x 3 = 27 m3

Vậy thể tích nước chữa cháy của khối công trình: V =  V1 + V2 + V3 = 17,5 + 54 + 27 = 98,5 m3 ~ 100 m3
Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Kỹ sư M&E – Thiết kế hệ thống PCCC” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về hệ thống PCCC.

Tóm lại, bể nước chữa cháy là một phần không thể thiếu trong hệ thống PCCC. Với những thông tin mà Tư Vấn PCCC đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về nó. Hãy luôn chú trọng đến việc thiết kế, bảo trì và sử dụng bể nước chữa cháy một cách hiệu quả nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *