Nguyên nhân cháy nổ phổ biến và cách phòng tránh

Cháy nổ là một trong những tai nạn nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nguyên nhân gây cháy nổ vô cùng đa dạng, từ những yếu tố khách quan như thời tiết, thiên tai cho đến những nguyên nhân chủ quan do con người. Các yếu tố như chập điện, sử dụng thiết bị điện không đúng cách, sự cố về gas, xăng dầu, hút thuốc lá bừa bãi, hay việc tích trữ chất dễ cháy nổ đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra hỏa hoạn. Việc hiểu rõ các nguyên nhân này là bước đầu tiên để phòng tránh và hạn chế tối đa thiệt hại do cháy nổ gây ra.

I. Một số vụ cháy nổ nghiêm trọng gần đây

Một số vụ cháy nổ nghiêm trọng gần đây
Một số vụ cháy nổ nghiêm trọng gần đây

Khoảng 0h46 ngày 24/5/2024, ngôi nhà tại địa chỉ số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bốc cháy dữ dội. Theo nhân chứng, chỉ trong ít phút, lửa bùng lên dữ dội kèm nhiều tiếng nổ.

Đây là ngôi nhà ở kết hợp cho thuê trọ gồm 3 tầng, mỗi tầng hai phòng, tầng một kinh doanh xe đạp điện và sửa chữa xe điện. Do đó, nguyên nhân ban đầu được cho là có thể xuất phát từ chập, cháy xe đạp điện.

Ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo quận, Công an quận đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo chữa cháy, cứu nạn. Lãnh đạo Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội trực tiếp kiểm tra chỉ đạo.

Theo tin từ Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 6 giờ 50 cùng ngày, lực lượng chức năng đã xác định có 14 người tử vong, 3 người bị thương. Hiện cơ quan Công an đang xác định danh tính các nạn nhân và người bị thương; tìm hiểu nguyên nhân.

II. Nguyên Nhân Dẫn Đến Cháy Nổ Nhiều Nhất

1. Trong đời thường 

Trong đời sống thường ngày, cháy nổ có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  1. Sự cố điện:
    • Chập điện: Hệ thống dây điện cũ, hỏng hoặc bị quá tải dễ dẫn đến chập cháy.
    • Thiết bị điện hỏng: Các thiết bị không đạt tiêu chuẩn an toàn hoặc bị hỏng cũng có thể gây ra cháy.
  2. Sử dụng khí gas không an toàn:
    • Rò rỉ khí gas: Van gas không kín hoặc hệ thống dẫn gas không đạt chuẩn dẫn đến rò rỉ và nguy cơ nổ khi tiếp xúc với nguồn nhiệt.
    • Sử dụng bình gas quá cũ: Các bình gas không được kiểm tra định kỳ dễ dẫn đến nổ.
  3. Lửa từ bếp và các hoạt động nấu nướng:
    • Quên tắt bếp: Bếp gas, bếp điện để quên khi không có người trông coi.
    • Dầu mỡ bốc cháy: Nấu ăn với nhiệt độ quá cao khiến dầu mỡ bốc cháy.
  4. Hút thuốc lá:
    • Vứt tàn thuốc bừa bãi: Tàn thuốc lá chưa tắt hẳn có thể gây cháy khi gặp chất dễ bắt lửa như giấy, vải.
  5. Sử dụng nến hoặc đèn dầu:
    • Không cẩn thận với nguồn lửa: Nến, đèn dầu có thể làm bắt lửa các vật liệu dễ cháy nếu để quá gần rèm cửa hoặc đồ gỗ.
  6. Hóa chất dễ cháy:
    • Bảo quản và sử dụng hóa chất không đúng cách: Các loại xăng, dầu, cồn, hóa chất dễ cháy nổ nếu không được lưu trữ và sử dụng đúng quy định.
Nguyên Nhân Dẫn Đến Cháy Nổ Nhiều Nhất
Nguyên Nhân Dẫn Đến Cháy Nổ Nhiều Nhất

Xem Thêm: Chăn Chữa Cháy: Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Gia Đình và Doanh Nghiệp

2. Tại nơi làm việc 

Tại nơi làm việc, các nguy cơ cháy nổ có thể xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số nguy cơ phổ biến:

  1. Thiết bị điện quá tải: Sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc có thể làm quá tải hệ thống, gây nóng và dẫn đến cháy.
  2. Chập điện: Hệ thống dây điện cũ kỹ, bị hỏng hoặc không được bảo dưỡng đúng cách có thể gây ra hiện tượng chập điện.
  3. Thiết bị gia nhiệt: Máy sưởi, bếp điện hoặc lò vi sóng nếu không được kiểm tra và vận hành an toàn có thể gây cháy.
  4. Vật liệu dễ cháy: Lưu trữ giấy, vải, gỗ hoặc các chất liệu dễ bắt lửa gần nguồn nhiệt hoặc thiết bị điện có thể gây ra cháy.
  5. Hóa chất nguy hiểm: Sử dụng hoặc lưu trữ các loại hóa chất dễ cháy nổ mà không có biện pháp bảo quản và xử lý an toàn.
  6. Thiếu thiết bị PCCC: Việc không trang bị hoặc không kiểm tra định kỳ hệ thống chữa cháy, bình chữa cháy có thể làm tăng nguy cơ lan rộng của đám cháy. Việc nhận diện và kiểm soát các nguy cơ trên là cần thiết để đảm bảo an toàn cho nơi làm việc.
Nguyên nhân cháy nổ tại nơi làm việc 
Nguyên nhân cháy nổ tại nơi làm việc

III. Hậu quả của cháy nổ 

Hậu quả của cháy nổ không chỉ đơn thuần là những con số, mà là những mất mát sâu sắc, ảnh hưởng trực tiếp đến con người, tài sản, và cả xã hội. Trước hết, về thiệt hại về người, cháy nổ có thể cướp đi sinh mạng quý giá, để lại đau thương không gì bù đắp được cho gia đình. Ngoài ra, những người may mắn sống sót thường phải gánh chịu hậu quả nặng nề như thương tích, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Về thiệt hại tài sản, không chỉ nhà cửa bị thiêu rụi, mà còn là những tài sản giá trị, công sức tích góp cả đời bị mất đi trong chốc lát, đẩy nhiều gia đình vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là phá sản. Hậu quả này không chỉ gây ra tổn thất lớn về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng lâu dài đến quá trình phục hồi và tái thiết cuộc sống.

Cuối cùng, ảnh hưởng xã hội của cháy nổ không hề nhỏ. Những vụ cháy lớn không chỉ gây mất an ninh trật tự, làm gián đoạn cuộc sống sinh hoạt thường ngày, mà còn tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm giảm năng suất, tạo nên áp lực lớn đối với cộng đồng và chính quyền trong việc khắc phục hậu quả.

Hậu quả của cháy nổ 
Hậu quả của cháy nổ

Xem Thêm: 3 lý do bạn nên đầu tư vào quần áo chống cháy!

IV. Các biện pháp phòng chống cháy nổ họa hoản 

Với thực trạng hỏa hoạn đang ngày xuất hiện càng nhiều tại Việt Nam ở mức đáng báo động. Mỗi cá nhân cần tìm hiểu và nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ để hạn chế tối đa nguy cơ gây cháy nhằm bảo vệ sức khỏe và tài sản cho gia đình và cộng đồng tốt hơn. Dưới dây là các biện pháp phòng chống cháy nổ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất:

Các biện pháp phòng chống cháy nổ họa hoản 
Các biện pháp phòng chống cháy nổ họa hoản
  • Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết.
  • Tham gia các buổi diễn tập, tập huấn kĩ năng phòng cháy chữa cháy.
  • Kiểm tra và bảo trì các thiết bị điện đảm bảo an toàn, sử dụng điện đúng trọng tải, công suất của thiết bị.
  • Bố trí các thiết bị điện, bếp đun nấu và khi vực làm việc phù hợp, đảm bảo an toàn.
  • Tắt bếp, các thiết bị điện khi không sử dụng.
  • Để lửa tránh xa các vật có nguy cơ cháy, khi hàn, nấu ăn (các hoạt động sinh ra lửa, nhiệt lớn) cần tránh xa khu vực có đồ dễ cháy nổ.
  • Không sản xuất, lưu trữ,…các chất dễ gây cháy nổ trái phép.
  • Các công trình công cộng, kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ các quy định về chòng cháy chữa cháy.
  • Khi có sự cố gas bị rò rỉ, cần nhanh vặn khóa vòi van và mở các cửa để lưu thông khí. Tuyệt đối không được kích hoạt bất kì thiết bị điện nào vì sẽ là điều kiện đủ làm nổ bình gas.
  • Khi xảy ra sự cố về hỏa hoạn hãy gọi ngay cho 114 – lực lượng Cảnh Sát PCCC gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
  • Khi mới phát hiện xảy ra hỏa hoạn, cần nhanh tay cúp cầu dao điện bằng một cây gậy gỗ hoặc một vật cách điện (lưu ý không được sử dụng tay không thực hiện).
  • Không được dập nước bằng nước đối với cháy do xăng dầu vì sẽ làm lửa không tắt mà lan rộng hơn. Trường hợp này nên dùng cát hoặc thiết bị chuyên dụng.

Hy vọng qua bài viết Tư Vấn PCCC chia sẻ đã giúp bạn có thêm kiến thức về các nguyên nhân gây cháy nổ và kiến thức để phòng tránh và ứng phó khi có hỏa hoạn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *